Gần 40 năm đứng trên bục giảng,ọcsinhsẽlàmgìđiđâunếukhôngđượcđếntrườnối mi tự nhiên thầy Đỗ Trung Lai (đã nghỉ hưu), cựu giáo viên toán Trường THPT Tân Châu (TX.Tân Châu, An Giang), cho biết ở lứa tuổi học trò, các em học sinh (HS) không tránh khỏi những bồng bột, mâu thuẫn… Khi HS vi phạm kỷ luật thì điều đầu tiên người thầy cần làm là trò chuyện, tâm tình, tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em mắc lỗi, vì sao mâu thuẫn tới mức đánh nhau… Cái khó của người thầy là hiểu được tâm tư, tình cảm của học trò. Muốn dạy được trò giỏi thì phải hiểu các em. Bởi cuộc sống học trò không phải em nào cũng đủ đầy cha mẹ, được sinh ra và lớn lên trong gia đình có đầy đủ về vật chất và nhiều tình yêu thương.
Song rõ ràng, theo thầy Lai, việc đình chỉ học tập, buộc các em không được đến trường không phải là một cách làm hay. Bởi ở nhà, không ai quản lý, nhắc nhở thì các em đi đâu, làm gì thời gian đó, liệu có bạn bè nào xấu rủ rê, lôi kéo các em, thì có phải các em sẽ lại mắc tiếp những lỗi lầm?
Theo thầy Đỗ Trung Lai, cách kỷ luật có tình có lý là vẫn cho HS đến trường, dù không được vào lớp học cùng với các bạn nhưng em vi phạm vẫn được vào thư viện, vào phòng tự học. Các em được đọc sách, được viết ra những tâm tư, suy nghĩ của mình, vì sao em phạm lỗi, những tâm tư, mong muốn của em ra sao. Hoặc thầy cô cho các em đọc các cuốn sách hay, để các em viết ra những bài học mình rút ra được từ trong đó; trò chuyện thêm với các em.
Theo thầy Lai, ngành giáo dục hiện nay đang xây dựng trường học hạnh phúc, quan tâm đến cảm xúc của học trò. Cách kỷ luật trong yêu thương như trên có thể giúp học trò không mặc cảm, tự ti và dần dần giúp các em tốt hơn.
Thạc sĩ Phạm Thanh Tuấn, giáo viên môn giáo dục công dân Trường THCS-THPT Diên Hồng (Q.10, TP.HCM), thành viên hội đồng bộ môn giáo dục công dân Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết về mặt pháp lý thì đình chỉ học tập HS có thời hạn là không sai, theo thông tư của Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, đó là về lý; còn về tình, nếu HS không đến trường 1 tuần, 2 tuần và dài hơn, thì các em sẽ mất kiến thức. Chưa kể, cha mẹ các em cũng bận bươn chải ngoài đời, không ai kèm cặp các em, mà các em lại không được đến trường thì biết đâu chính thời gian này các em bị lôi kéo, rơi vào tệ nạn xã hội…
Thạc sĩ Lê Văn Nam, giáo viên Trường THPT Trần Văn Giàu (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), cho rằng môi trường học tập là nơi mà HS phát triển kiến thức, kỹ năng và giá trị trong cuộc sống. Trong quá trình này, việc kỷ luật HS nhằm đảm bảo nội quy nhà trường là rất quan trọng, việc chấp hành kỷ luật là không thể thiếu, nhưng cần được thực hiện một cách đồng nhất, nhân văn và đạt mục tiêu giáo dục. Một trong những mục tiêu của kỷ luật, đó là giúp HS hiểu và thay đổi hành vi.
"Thay vì cho HS nghỉ học, thầy cô, nhà trường, cha mẹ nên cùng trò chuyện với các em. Cộng đồng cần cho các em cơ hội để nói về tình huống, những lý do các em đã có những hành vi bạo lực, gây rối… Sau đó, người lớn cùng cho các em lời khuyên, để các em hiểu về hậu quả của hành vi, cách mà các em có thể làm để thay đổi theo hướng tốt hơn", thạc sĩ Lê Văn Nam chia sẻ.