Hôm qua,ệmvụnặngnềcủaTổngthốquay thử xổ số miền nam tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng chính trị châu Âu lần 3 ở TP.Granada (Tây Ban Nha), lãnh đạo hơn 40 nước khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách ủng hộ dài hạn đối với Ukraine. Trong khi đó tại Mỹ, Nhà Trắng vẫn chưa thể thuyết phục Hạ viện nối lại chương trình viện trợ cho Kyiv.
Cơ hội vận động
Trên mạng xã hội, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky xác nhận đã có mặt ở Granada tham dự diễn đàn thúc đẩy sự hợp tác của hơn 40 quốc gia châu Âu.
Xem nhanh: Chiến dịch ngày 588, Ukraine nhận súng đạn Iran; ai tiến được nhiều hơn trong năm nay?
Việc ông tham dự không được thông báo trước vì lý do an ninh. Tuy nhiên, đây là cơ hội tốt để nhà lãnh đạo Ukraine trực tiếp vận động các bên sớm thông qua những khoản viện trợ quân sự vô cùng cấp bách, chẳng hạn như các hệ thống vũ khí phòng không cho quân đội Ukraine.
Trước đó, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Sky TG24 (Ý), ông Zelensky nói rằng lực lượng Ukraine đang đạt được đà tiến ổn định. Tuy nhiên, việc thiếu hụt vũ khí và đạn dược, cụ thể là các hệ thống phòng không, đang gây khó khăn cho chiến dịch phản công của quân đội chính quyền Kyiv. Tổng thống Ukraine đặt ưu tiên củng cố năng lực phòng không của nước này.
Trong lúc tình báo phương Tây cảnh báo Nga đang lên kế hoạch cho chiến dịch tấn công vào mùa đông, NATO, Mỹ và Anh lên tiếng báo động về tình trạng thiếu hụt vũ khí, đạn dược có thể viện trợ cho Ukraine. Do vậy, Hội nghị ở Granada là dịp để các nhà lãnh đạo châu Âu như Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Anh Rishi Sunak nhắc lại cam kết với Ukraine trong bối cảnh hỗn loạn chính trị ở cả Mỹ lẫn châu Âu gây hoài nghi về khả năng phương Tây tiếp tục ủng hộ Kyiv.
Đô đốc Anh: Phòng thủ Nga mạnh hơn dự đoán; Ukraine cần gì?
Mỹ tìm cách xoay xở
Hôm qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden thừa nhận ông lo lắng cuộc khủng hoảng ở Hạ viện Mỹ có thể đe dọa chính sách viện trợ của nước này cho Ukraine. Chính quyền Kyiv chủ yếu dựa vào viện trợ tài chính và quân sự từ nước ngoài để duy trì hoạt động của chính phủ, ổn định tình hình kinh tế.
Dự kiến Ukraine sẽ nhận được 42,8 tỉ USD trong năm tới, và phần lớn đến từ Mỹ. Thế nhưng, khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy bị bãi nhiệm hôm 3.10, toàn bộ các khoản viện trợ tương lai cho Ukraine lâm vào tình trạng bị "đóng băng". Trong bối cảnh đầy thách thức, CNN dẫn lời giới chức Mỹ cho hay nước này sẽ tạm thời "chữa cháy" bằng cách chuyển giao hàng ngàn vũ khí và số đạn dược tịch thu từ Iran cho Ukraine.
Nga sẽ đặt căn cứ hải quân ở vùng ly khai Georgia ?
Sau cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Aslan Bzhania, lãnh đạo Abkhazia, xác nhận hai bên đã ký kết thỏa thuận xây căn cứ hải quân của Nga bên bờ biển Đen thuộc vùng ly khai Georgia này. "Chúng tôi đã ký thỏa thuận, và trong tương lai gần sẽ có căn cứ thường trực của hải quân Nga ở địa phận TP.Ochamchira", Báo Izvestiyadẫn lời ông Bzhania hôm qua. Cùng ngày, The Wall Street Journaldẫn nguồn thạo tin tiết lộ Nga đã rút phần lớn Hạm đội biển Đen khỏi căn cứ chính ở Crimea, nơi trở thành mục tiêu tấn công thường trực của lực lượng Ukraine thời gian qua. TASS dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin từ chối bình luận về 2 thông tin trên.
Lầu Năm Góc cảnh báo cạn tiền thay thế vũ khí đã chuyển cho Ukraine
Bộ Tư lệnh Miền trung Mỹ (CENTCOM) hôm 4.10 xác nhận chuyển hơn 1 triệu đơn vị đạn dược cho lực lượng vũ trang Ukraine, và các lô hàng đã đến nơi hôm 2.10. Theo CENTCOM, Hải quân Mỹ tịch thu các lô đạn trên bằng cách chặn các tàu hàng của Iran đang trên đường đến Yemen. Với việc gửi vũ khí, đạn dược tịch thu từ Iran cho Ukraine, Mỹ hy vọng quân đội Ukraine có thể cầm cự cho đến khi nước này và NATO tìm được cách giải quyết tình trạng thiếu hụt vũ khí đang diễn ra.